Uống rượu đúng cách: Những điều cần lưu ý
Cũng giống như nhiều loại đồ uống có cồn khác, nếu lạm dụng, rượu sẽ rất có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống rượu đúng cách thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Uống rượu đúng cách là như thế nào?
- Khi uống rượu nên uống từ từ, để giải rượu có thể dùng chung với trà đặc. Các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng không nên dùng chung khi đang uống rượu, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi lúc đó, có thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
- Tuyệt đối không pha rượu: không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,...thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.
- Rượu gây mất nước bởi sự hoạt động của rượu như một thuốc lợi tiểu.
- Khi rượu đi vào gan được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Những đối tượng uống rượu thường xuyên sẽ dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ bị xơ gan nếu lâu ngày không được chữa trị. Lưu lượng máu đến gan sẽ giảm, chức năng gan cũng bị hạn chế.
- Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu.
- Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
- Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày, và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
- Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.
- Những đối tượng đang dùng aspirin, không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không uống rượu.
- Không sử dụng đồng thời cả rượu và cafein. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Cafein gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim. Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
Khi uống rượu nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. Nên uống nước lọc trước khi uống rượu. Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.
Uống rượu đúng cách có lợi cho sức khỏe không?
Để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn không nên uống rượu bia. Tuy nhiên, nếu biết uống rượu đúng cách, nó có thể mang đến nhiều hiệu quả cho cơ thể.
Theo đông y, khi rượu được bào chế với các vị thuốc bổ khí huyết, rượu giúp lưu thông khí huyết, da dẻ trở nên hồng hào hơn.
Nhiều người vẫn thường hay uống rượu thuốc. Loại rượu này được chưng cất để loại bỏ các chất độc, sau đó ngâm với các loại thảo dược sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Rượu vang có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư bởi chúng được lên men từ các loại hoa quả như nhỏ....trong nho chứa nhiều vitamin B, vitamin C và một số khoáng chất khác như Mg, Ca...giúp chống oxy hóa tế bào.
Cần lưu ý: rượu thuốc chỉ tốt khi sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn. Mỗi ngày chỉ nên uống 30ml trước khi ăn hoặc trước khi đi
Sưu tầm